QUAN TRẮC VÀ LẬP BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường đang chịu tác động ngày càng lớn từ con người, việc quan trắc môi trường đóng vai trò không thể thiếu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quan trắc môi trường, cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của chúng.

quan trắc

1.Tại sao quan trắc môi trường là cần thiết?

  1.1. Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng

Quan trắc môi trường là công cụ giúp giám sát chất lượng môi trường. Thông qua việc đo lường và ghi nhận các chỉ số môi trường, chúng ta có thể theo dõi sự biến đổi của môi trường theo thời gian và không gian.

Điều này cho phép chúng ta phát hiện các vấn đề xảy ra và có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ môi trường. Quan trắc môi trường giúp chúng ta nắm bắt thông tin chính xác về chất lượng môi trường và đưa ra quyết định hợp lý cho việc bảo vệ môi trường.

      Định hướng cho các biện pháp bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường giúp xác định định hướng và mục tiêu cho các biện pháp bảo vệ môi trường. Thông qua việc đánh giá hiện trạng và kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường, báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng để phân tích và đưa ra quyết định về các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

 

quan trắc tại khu công nghiệp

1.2. Tầm quan trọng của quan trắc môi trường

    Hỗ trợ việc ra quyết định

  • Quan trắc môi trường cung cấp dữ liệu và thông tin chi tiết về chất lượng không khí, nước, đất và các yếu tố môi trường khác.
  • Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tác động của các hoạt động con người lên môi trường và đưa ra những quyết định hợp lý để bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh chúng ta.

    Đánh giá hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường

  • Bằng cách quan trắc môi trường, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đã được triển khai.
  • Thông qua việc so sánh dữ liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp này, chúng ta có thể xác định được sự tiến triển và thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường cũng như những khó khăn và thách thức cần được giải quyết.

    Đưa ra cảnh báo và phòng ngừa ô nhiễm

  • Quan trắc môi trường cung cấp thông tin đáng tin cậy về mức độ ô nhiễm và biểu hiện của các yếu tố gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
  • Từ đó, chúng ta có thể đưa ra cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự gia tăng của ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. LẬP BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KÌ (THEO THÔNG TƯ 43)

     Báo cáo quan trắc môi trường theo thông tư 43 là gì? Vì sao phải lập? Và lập như thế nào?

Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị đe dọa bởi nhiều tác động từ con người, chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất phát sinh ra các chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì thế để đảm bảo quản lý được lượng phát sinh chất thải ra môi trường cơ quan nhà nước cần có biện pháp quản lý các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ.

  2.1. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 là gì ? Vì sao phải lập ?

  • Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp đầu tư, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành lập một số loại hồ sơ môi trường trước và sau khi đi vào hoạt động.
  • Mỗi loại hồ sơ đều có tác dụng và mục đích thực hiện khác nhau, như trước khi đi vào hoạt động bạn phải thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc ĐTM nhằm dự báo tình hình nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động để thực hiện các biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp. Còn trong quá trình hoạt động, các chủ doanh nghiệp đầu tư cũng phải lập hồ sơ môi trường, điển hình như hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, đây là hồ sơ lập thường xuyên theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm lập 1 lần để giám sát, quan trắc tình hình nguồn thải ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

    Vậy Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì? 

  • Đây là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục BVMT, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Mục đích của việc này là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.

 2.2. Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (theo thông tư 43)

– Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh đến chất lượng môi trường xung quanh.

– Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

– Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

– Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

 2.3. Căn cứ pháp lý, hồ sơ cung cấp và những đối tượng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

    1. Căn cứ pháp lý

  • Áp dụng thông tư 43/2015/TT- BTMNT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;
  • Áp dụng thông tư 24/2017 ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường;
  • Áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    2. Đối tượng thực hiện

  • Lập báo cáo định kỳ sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường.
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

3. Kết Luận

Qua bài viết này, chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của quan trắc môi trường trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Quan trắc môi trường đem lại những thông tin quan trọng về tình hình môi trường, từ đó giúp chúng ta đánh giá và thiết kế các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một công cụ quan trọng trong việc ghi nhận, phân tích và truyền đạt thông tin liên quan đến tình trạng môi trường và các hoạt động ngăn chặn sự suy thoái môi trường.

Thông Tin Liên Hệ Hỗ Trợ Tư Vấn và Báo Giá 

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG

Hotline: 0936702288

Fanpage: Moitruonghatech.com.vn/

Góp ý và phản ánh chất lượng dịch vụ: 0225 3637 300

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *