CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI

Hướng dẫn chi tiết về nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước

Nôi dung cấp phép xả nước thải

Công ty môi trường hatech sẽ giới thiệu chi tiết về nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và yêu cầu bảo vệ môi trường với thu gom, xử lý nước thải.

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ THẢI NƯỚC THẢI

1. Nguồn phát sinh nước thải

1.1. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt, bao gồm:

    • Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực xí nghiệp
    • Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực phân xưởng
    • Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực kho
    • Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực nhà điều hành
    • Nguồn số 05: Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà ăn và hội trường
    • Nguồn số 06: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực nhà xe
    • Nguồn số 07: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh khu vực văn phòng

1.2. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất, bao gồm:

    • Nguồn số 10: Nước thải phát sinh từ khu vực hoạt động của lò hơi
    • Nguồn số 11: Nước thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất
    • Nguồn số 12: Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh từ dây chuyền sản xuất
    • Nguồn số 13: Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng sản xuất
    • Nguồn số 14: Nước thải phát sinh từ từ bãi lưu giữ phế liệu
    • Nguồn số 15: Nước thải phát sinh từ bãi chứa tro xỉ, cát sạn

2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải

  Hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.

2.2. Vị trí xả nước thải.

  Toạ độ vị trí xả thải.

2.3. Phương thức xả thải.

  Nước thải sau xử lý từ hồ sinh học kết hợp hồ sự cố được quan trắc tự động, liên tục trước khi tự chảy vào khu vực được lắp đặt.

  Điểm xả nước thải sau xử lý có biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải  theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường.

  Hình thức xả: Xả mặt, xả ven bờ.

2.4. Chất lượng nước thải

Khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đảm bảo dáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 12-MT:2015/BTNMTQCVN 40:2011/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp), cụ thể như sau:

TT  Chất ô nhiễm Đơn vị tính Giá trị giới hạn cho phép Tần suất quan trắc định kỳ Quan trắc tự động, liên tục
1 Nhiệt độ 0 C 40 03 tháng/lần Đã lắp đặt
2 pH 6-9
3 TSS mg/L 66
4 COD mg/L 99
5 Hòa hợp mg/L 6,6
6 Độ màu Fri-Co 50 Không yêu cầu
7 BOD5 mg/L 39,6
số 8 Tổng Nitơ mg/L 26,4
9 Tổng photpho mg/L 5,28
10 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 6,6
11 Coliform Vi khuẩn/100 mL 3.000
12 AOX mg/L 10,8 01 năm/lần
13 Dioxin pgTEQ/L 21,6

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

1.1. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa,ứng phó sự cố

1.1.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

  Xây dựng hồ sinh học kết hợp hồ sự cố được lót vải địa kỹ thuật và phủ lớp HDPE chống thấm.

  Kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào, nước thải sau xử lý (đối với một số thông số)của hệ thống xử lý nước thải tập trung để kịp thời phát hiện và tổ chức khắc phục sự cố môi trường.

  Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục.

  Trang bị các thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý nước thải.

  Định kỳ kiểm tra công trình, thiết bị, đường ống, kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn.

  Định kỳ nạo vét hệ thống đường ống nước mưa, nước thải, các hố ga để tăng khả năng thoát nước.

 Thường xuyên kiểm tra, bổ sung men vi sinh vào bể sinh học kị khí (UASB) và bể sinh học hiếu khí (SBR) nhằm duy trì hiệu suất xử lý của vi sinh vật.

  Bố trí các nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung thực hiện vận hành, lấy mẫu phân tich và ghi chép nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải.

  Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình vận hành đã xây dựng.

  Vận hành và bảo trì các máy móc, thiết bị trong hệ thống thường xuyên, theo hướng dẫn ký thuật của nhà cung cấp.

1.1.2. Quy trình ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung

 Nước thải trong hồ sinh học kết hợp hồ sự cố được bơm tuần hoàn về dây chuyền sản xuất theo chu trình khép kín như sau:

Nước thải → Dây chuyền sản xuất → Hệ thống xử lý nước thải → Hồ sinh học kết hợp hồ sự cố

1.2. Biện pháp thu gom 

 Hệ thống ống dẫn: Đây là phương pháp phổ biến nhất để thu gom nước thải từ các nguồn khác nhau. Hệ thống ống dẫn có thể bao gồm ống cống, ống thoát nước và ống chính, tất cả đều được thiết kế để dẫn nước thải đến nhà máy xử lý.

 Hố bể chứa nước thải: Đối với các khu vực không thể tiếp cận được hệ thống ống dẫn, hố bể chứa nước thải có thể được sử dụng. Nước thải được thu gom trong hố bể và sau đó được vận chuyển đến nhà máy xử lý.

 Hệ thống thu gom nước mưa: Đây là một phương pháp thu gom nước thải môi trường, bao gồm việc thu gom nước mưa từ các mái nhà và khu vực bề mặt khác. Nước mưa thu gom có thể được xử lý và tái sử dụng hoặc được xả vào hệ thống thoát nước.

 Hệ thống xử lý tại chỗ: Đối với các khu vực xa xôi hoặc ít dân cư, hệ thống xử lý tại chỗ như hố biogas hoặc hệ thống xử lý nước thải nhỏ có thể được sử dụng. Nước thải được xử lý ngay tại chỗ và sau đó có thể được tái sử dụng hoặc xả an toàn vào môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *