LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT, báo cáo công tác bảo vệ môi trường là tên mới thay cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

  Khi lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ sẽ cung cấp những thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng và dự báo những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. NỘI DUNG KHI THỰC HIỆN BÁO CÁO 

Đây là hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan chức năng.

  Là hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp cần lập hàng năm nhằm theo dõi, cập nhật thường xuyên về chất lượng môi trường. 

   Áp dụng Khoản 2 trong Điều 118 Luật bảo vệ môi trường 2020, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 có quy định về nội dung thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước, đất, không khí, các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
  • Bối cảnh chung KT-XH và các tác động đến môi trường.
  • Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải rắn.
  • Cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa và ứng phó các sự cố môi trường.
  • Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường.
  • Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường.
  • Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường.
  • Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường.
  • Đánh giá chung.
  • Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

2. VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường chặt chẽ.

Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Là cơ sở quan trọng để đánh giá tác động môi trường chuẩn xác.

Giúp phát triển môi trường theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội.

Giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.

3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 

Bước 1: quan trắc chất lượng nước thải, khí thải, không khí xung quanh.

Bước 2: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,…

Bước 3: Thu thập một số tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ nhà xưởng, công trình xử lý môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện,… tùy vào dự án mà tài liệu cung cấp sẽ thêm bớt một số loại.

Bước 4: tiến hành viết báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT, có chữ ký và dấu của doanh nghiệp.

Bước 5: Nộp báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường tại khu vực dự án hoạt động.

4. THỜI GIAN NỘP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  Theo Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định:

   Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) về các cơ quan trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo.

   Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) về các cơ quan trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.

5. NƠI NỘP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  Theo Khoản 5, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định: Chủ dự án đầu tư nộp báo cáo công tác BVMT tới các cơ quan sau:

  • Cơ quan cấp Giấy phép môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.

6. TẦN SUẤT, CHỈ TIÊU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Các doanh nghiệp chỉ phải thực hiện 01 báo cáo công tác bảo vệ môi trường và nộp vào cuối năm, thay vì thực hiện nhiều loại báo cáo như trước đây.

  Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện theo chương trình quan trắc môi trường theo Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường.

  Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường thì vẫn thực hiện theo chương trình quan trắc theo hồ sơ môi trường hiện hành về tần suất, vị trí, chỉ tiêu quan trắc.

7. ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

  Căn cứ theo thông tư Khoản 2, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, đối tượng phải lập báo cáo thuộc các trường hợp cụ thể dưới đây:

  •  Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải.
  •  Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

8. CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

  Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

  Dự án đầu tư khi đi vào vận hành không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
(nước thải phát sinh dưới 05 m3/ngàykhí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương)

  Danh mục dự án được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.PHỤ LỤC XVI

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, MIỄN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

1. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.

2. Sản xuất và phát hành chương trình truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.

3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.

4. Dịch vụ thương mại, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m2.

5. Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200 m2.

6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.

7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.

8. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.

9. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 01 ha.

10. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.

11. Dự án, cơ sở nuôi trồng thủy sản có lưu lượng nước thải dưới 10.000 m3/ngày đêm.

12. Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

  •  Không phát sinh khí thải phải xử lý.
  • Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
  • Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.

9. NẾU KHÔNG THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÌ SẼ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

  Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 1, 2 Điều 43, Nghị định 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

  Vi phạm quy định quản lý thông tin về môi trường và báo cáo sẽ bị xử phạt như sau:

     ► Không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không nộp báo cáo: Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng

     ► Cản trở quan trắc môi trường: Phạt tiền từ 2.000.000 – 20.000.000 đồng

     ► Không lưu giữ kết quả quan trắc môi trường : Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng

     ► Xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu về môi trường: Phạt tiền từ 20.000.000 – 80.000.000 đồng

     ► Chỉnh sửa, tẩy xóa kết quả quan trắc môi trường: Phạt tiền từ 120.000.000 – 160.000.000 đồng

►► Mức phạt trên đã được nhân đôi áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *