BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định

  Theo quy định mới về đánh giá tác động môi trường, các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hãy cùng Hatech tìm hiểu về nôi dung thông qua bài viết dưới đây: 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường: Khái niệm và Ý nghĩa

Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Environmental Impact Assessment – EIA) là quá trình phân tích và đánh giá tác động tiềm năng của một dự án, kế hoạch hoặc chính sách lên môi trường.

Mục tiêu của EIA là xác định, dự báo và đánh giá các tác động môi trường có thể xảy ra do hoạt động con người, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoặc bù đắp nhằm bảo vệ môi trường.

EIA không chỉ nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, mà còn quan tâm đến những tác động xã hội và kinh tế mà dự án có thể gây ra.

Việc đánh giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những hệ quả không mong muốn, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

2. Quá trình thực hiện Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường

  2.1 Thu thập thông tin và nghiên cứu ban đầu

Trong giai đoạn này, các chuyên gia thu thập và nghiên cứu thông tin liên quan đến dự án, bao gồm các khía cạnh kỹ thuật, môi trường, xã hội và kinh tế.

Thông tin này sẽ được sử dụng để đánh giá tác động tiềm năng của dự án.

  2.2 Xác định phạm vi đánh giá

Dựa trên thông tin thu thập được, nhóm chuyên gia sẽ xác định phạm vi đánh giá, tức là xác định những tác động mà EIA sẽ tập trung đánh giá, từ đó đưa ra phương pháp và tiêu chí đánh giá cụ thể.

  2.3 Tiến hành đánh giá 

Trong giai đoạn này, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá tác động mmooi trường.

Quá trình này bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá tác động của dự án lên các yếu tố môi trường như không khí, nước, đất đai, sinh thái, đa dạng sinh học và xã hội.

Các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động môi trường cũng được đề xuất trong giai đoạn này.

  2.4 Chuẩn bị báo cáo đánh giá 

Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá, một báo cáo chi tiết về tác động môi trường sẽ được chuẩn bị.

Báo cáo này sẽ ghi lại kết quả đánh giá, những tác động tiềm năng của dự án và các biện pháp quản lý môi trường được đề xuất.

Báo cáo sẽ được công bố và đưa ra cho các bên liên quan để đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng về dự án.

3. Ý nghĩa của Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường

Ý nghĩa xủa báo cáo

  Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững. Dưới đây là một số ý nghĩa của EIA:
  •  Bảo vệ môi trường tự nhiên: EIA giúp chúng ta nhận thức về những tác động tiềm năng của các hoạt động con người lên môi trường tự nhiên.

(Điều này giúp bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, duy trì sự cân bằng hệ thống sinh thái và bảo vệ sự đa dạng sinh học)

  •  Đảm bảo phát triển bền vững: Việc đánh giá tác động môi trường giúp chúng ta đảm bảo rằng các dự án, kế hoạch và chính sách được triển khai một cách bền vững.

(Nhờ đó, chúng ta có thể phát triển kinh tế và xã hội mà không gây tổn thương đến môi trường và cuộc sống của con người)

  •  Tăng cường ý thức xã hội: EIA đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường ý thức xã hội về tác động môi trường của các dự án và hoạt động con người.

4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  4.1 ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ 

      Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường 2020

      – Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
  •  Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn.
  • Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
  •  Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

  4.2 THỜI ĐIỂM LẬP ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ 

Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư,

Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.

5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  5.1 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN VÀ CƠ QUAN THẨM ĐỊNH 

CĂN CỨ LUẬT

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐTM

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường
Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

f) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dự án đầu tư nhóm II quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường 2020
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

 

Các dự án này thuộc  thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

 

Khoản 3 Điều 35 Luật bảo vệ môi trường 2020
Dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định ở trên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư
Khoản 2 Điều 35 Luật bảo vệ môi trường 2020
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

  5.2 TRƯỜNG HỢP LẬP LẠI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    Căn cứ điểm a, khoản 4 điều 37 Luật BVMT 2020 và  khoản 2 điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

    Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định chi tiết như sau:

   ► Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

   ► Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

   ► Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

   ► Thay đổi địa điểm thực hiện dự án,  phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

   ► Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.

  5.3 TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP LẠI ĐTM

     Căn cứ điểm b,c  khoản 4 điều 37 Luật BVMT 2020 trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng lập lại ĐTM, chủ dự án đầu tư phải:

► Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước.

► Ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

► Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp lập lại ĐTM.

► Tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).

  5.4 XÁC ĐỊNH DỰ ÁN CÓ YẾU TỐ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG

Căn cứ khoản 4, Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định như sau:

         – Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP nằm trong nội thành, nội thị của đô thịtheo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.

         – Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

         – Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

    • Lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
    • Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận

(theo quy định tại Nghị định này trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

– Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

– Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
    • Trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai;
    • dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *